Thiết kế hệ thống loa âm trần chuyên nghiệp chuẩn kỹ sư

Một trong những hệ thống âm thanh được sử dụng rộng rãi hiện nay chính là hệ thống loa âm trần, từ sử dụng nghe nhạc ở những nhà hàng, quán cà phê,… cho đến âm thanh thông báo của bệnh viện, siêu thị,… Nhưng làm sao để có hệ thống loa đạt chuẩn thì phải trải qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm thực tế.

Những thiết bị chính trong hệ thống loa âm trần

Để thiết kế hệ thống loa âm trần chuyên nghiệp, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu hệ thống này cần những thiết bị nào và lựa chọn làm sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Thông thường, hệ thống loa âm trần sẽ gồm những thiết bị chính sau:

Loa âm trần

Đây là thiết bị chính và quan trọng nhất của hệ thống loa, với nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu âm thanh cuối cùng và truyền đến tai người nghe. Với thiết kế hình tròn và được gắn trực tiếp lên trần nhà nên còn được gọi là loa gắn trần , loa ốp trần,…

Hiện tại có rất nhiều dòng loa âm trần với thiết kế cùng mức công suất khác nhau cùng công năng phù hợp cho những nhu cầu khác nhau như là để nghe nhạc hay phục vụ mục đích thông báo,… Với sự đa dạng của nó, người dùng vô cùng thuận tiện lựa chọn loại loa phù hợp với không gian lắp đặt và nhu cầu sử dụng.

Amply

Một thiết bị nữa không thể thiếu trong hệ thống loa âm trần chính là amply . Amply làm nhiệm vụ đó là xử lý và khuếch đại tín hiệu âm thanh từ nguồn và đưa ra loa.

Ngoài ra, amply còn đảm nhiệm cung cấp điện cho toàn bộ loa trong hệ thống, xử lý âm thanh sao cho phù hợp với nhu cầu. Vì thế, lựa chọn được amply phù hợp sẽ góp phần làm tăng hiệu quả cũng như tính ổn định của hệ thống loa âm trần.

Amply thông báo
Amply thông báo

Nguồn âm thanh

Nguồn âm thanh có thể là micro hoặc cách thiết bị khác:

  • Micro: Được sử dụng phổ biến trong hệ thống âm thanh thông báo. Micro có nhiệm vụ thu tín hiệu âm thanh từ giọng nói, truyền đến amply để xử lý rồi phát ra loa. Thường là sử dụng micro cổ ngỗng.
  • Nguồn âm thanh từ các thiết bị như điện thoại, ,máy tính, USB,…: Kết nối với hệ thống loa âm trần qua dây kết nối hoặc sử dụng kết nối không dây như bluetooth, wifi,…
micro cổ ngỗng
micro cổ ngỗng

Phụ kiện âm thanh

Phụ kiện âm thanh bao gồm dây dẫn, giắc cắm, chiết áp… là một chi tiết nhỏ ít người chú ý nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là dây dẫn có nhiệm vụ là kết nối các thiết bị trong hệ thống âm thanh lại với nhau. Không có nó hệ thống không thể hoạt động được.

Dây tín hiệu
Dây tín hiệu

Những lưu ý khi chọn thiết bị cho hệ thống loa âm trần

Để có được hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, bước đầu quan trọng chính là lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian lắp đặt:

  • Lựa chọn loa có công suất thích hợp với không gian lắp đặt và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ như loa âm trần để nghe nhạc thì yêu cầu âm thanh mượt mà, âm bass trầm ấm, treble thanh thoát,… Loa sử dụng cho mục đích thông báo thì khả năng truyền âm phải chính xác, âm thanh rõ ràng,…
  • Amply hiện nay có rất nhiều loại với đa dạng các tính năng. Đảm bảo lựa chọn amply có những tính năng đầy đủ với nhu cầu và hạn chế thừa thãi tính năng mà không dùng đến. Đặc biệt chú ý khi lựa chọn amply phải có công suất lớn hơn tổng công suất của các loa để amply không bị hoạt động quá công suất, giúp hệ thống hoạt động ổn định và bền bỉ.
  • Chất lượng micro là một yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh phát ra. Lựa chọn loại micro chất lượng đảm bảo âm thanh không bị biến dạng khi thu âm.
  • Dây loa âm trần phải sử dụng dây dẫn chuyên dụng để đảm bảo tín hiệu cũng như khả năng hoạt động ổn định của hệ thống.

Quy trình thiết kế hệ thống loa âm trần

Bước 1: Thiết kế bản vẽ và nguyên lý hoạt động của hệ thống

Đây là bước quan trọng trong việc thiết kế nhất là với những hệ thống phức âm thanh phức tạp bao gồm nhiều vùng với những đặc điểm khác nhau. Để lựa chọn loa âm trần phù hợp bạn cần nắm rõ những đặc điểm của vị trí lắp đặt như diện tích, độ ồn, độ mở không gian,…

Sơ đồ thiết kế hệ thống loa âm trần cơ bản
Sơ đồ thiết kế hệ thống loa âm trần cơ bản

Lựa chọn loa

  • Có nhiều loại loa âm trần với mức công suất và chức năng phù hợp khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, độ phủ âm trong không gian là khác nhau. Việc thiết kế mảng loa đòi hỏi người có kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn cao.
  • Mỗi một không gian sẽ đem lại một hiệu ứng âm thanh riêng biệt, chọn loa phù hợp sẽ hạn chế được những tương tác sóng không mong muốn như dội âm, văng âm,… làm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh như méo âm khiến âm thanh truyền đi bị sai lệch.

Phổ tần số của nguồn âm

Phạm vi bước sóng âm thanh con người có thể nghe rõ đó là 20Hz – 20kHz.

  • Đối với âm nhạc trực tiếp hoặc nguồn thu âm sẵn: Cần xem xét đến toàn bộ dải tần số để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất.
  • Đối với nguồn âm chỉ sử dụng giọng nói: Cần chú ý đến dải tần trung bình từ 500Hz – 4kHz để giọng nói có thể rõ ràng. Nhưng phổ tần số bên trên và bên dưới khoảng này cũng cần được chú ý vì nó quan trọng trong chuyền đạt đặc tính tự nhiêm của giọng nói con người, tránh bị loãng âm hay nghe quá máy móc.

Vật cản âm thanh

  • Các bước sóng ngắn bị vật thể trên đường truyền của chúng cản lại trong khi các bước sóng dài có thể bị nhiễu xạ hoặc bẻ cong xung quanh vật cản. Điều này khiến âm thanh truyền không đầy đủ và sai lệch đến người ở sau vật cản.
  • Để người nghe có thể nghe rõ và đầy đủ toàn bộ dải tầm âm thanh, loa cần đặt ở vị trí không có vật cản và thẳng hướng âm thanh đến tất cả mọi người.

Bước 2: Lựa chọn thương hiệu và thiết bị cho hệ thống loa âm trần

Việc lựa thiết bị cho hệ thống âm thanh cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Lựa chọn sản phẩm giá thành tốt luôn là điều các nhà đầu tư hướng đến. Nhưng cần phải cân đối giữa giá thành và chất lượng để đảm bảo âm thanh và độ bền của hệ thống âm thanh.
  • Lựa chọn sản phẩm chính hãng từ đơn vị phân phối uy tín, đầy đủ bill, giấy tờ, chế độ bảo hành và hỗ trợ khi cần thiết.
  • Nếu có thể hãy lựa chọn thiết bị đồng nhất từ cùng một hãng để đảm bảo sự tương thích giữa các thiết bị là tốt nhất. Hoặc mua theo combo loa âm trần.
  • Hệ thống đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết theo ý đồ sử dụng.

Bước 3: Khảo sát mặt bằng và chỉnh sửa lại bản vẽ hệ thống loa âm trần nếu cần

Đây là bước quan trọng trong tiến trình thiết kế bản vẽ cho hệ thống loa âm trần bởi trên thực tế có thể rất khác với trên lý thuyết. Việc này đảm bảo trong quá trình thi công sẽ không gặp phải quá nhiều vấn đề ngoài dự đoán. Thuận tiện cho kĩ thuật viên yên tâm tiến hành lắp đặt.

Những tiêu chuẩn cần đạt được khi thiết kế hệ thống loa âm trần

Để đánh giá một bản thiết kế hệ thống loa âm trần có đạt chuẩn hay không cần dựa theo một vài yếu tố như:

  • Bản thiết kế đã được tối ưu một cách tốt nhất, không có chi tiết thừa thãi hay những bộ phận không cần thiết.
  • Loa được thiết kế sắp xếp hợp lí, cho chất lượng âm thanh rõ ràng, đảm bảo độ phủ của âm thanh và thuận tiện cho quá trình thi công lắp đặt.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
  • Tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Địa chỉ bán hệ thống loa âm trần uy tín chất lượng

Lạc Việt audio luôn tự hào khi mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất. Hiện nay chúng tôi đang phân phối đa dạng các hệ thống loa âm trần chính hãng chất lượng cao phục vụ cho nhiều hệ thống âm thanh khác nhau.

Khi mua hàng tại Lạc Việt bạn sẽ được: Cung cấp các thiết bị âm thanh chính hãng và có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu. Giá thành của sản phẩm luôn cạnh tranh nhất trên thị trường. Hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt sản phẩm cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ và tư vấn để bạn lựa được sản phẩm phù hợp nhất. Hãy gọi ngay tói số điện thoai  0982 655 355  để được nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MR. Tài 0982 655 355